Hiển thị các bài đăng có nhãn van-hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn van-hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Tìm hiểu về những nét đặc trưng trong nền văn hóa Hàn Quốc

Nền văn hóa Hàn Quốc có khá nhiều điểm tương đồng với văn hóa truyền thống Việt Nam bởi cùng nằm trong khu vực và chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa trung quốc. Nhưng người Hàn Quốc cũng tạo ra những dấu ấn độc đáo riêng của mình tạo nên sự khác biệt so với văn hóa gốc. Hãy cùng tournhathan.com tìm hiểu nền văn hóa Hàn Quốc qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Tìm hiểu những nét đặc sắc trong nền văn hóa Hàn Quốc

Xem thêm: Những hành trình du lịch Nhật Bản giá rẻ khởi hành hàng tuần của công ty du lịch Á Châu

Trang phục truyền thống Hanbok

Hanbok truyền thống của phụ nữ gồm có một váy dài và một áo vét theo kiểu bolero. Áo Hanbok Nam gồm có một áo khoác ngắn “Jeogori” và quần “baji”. Ngoài mang tính thẩm mĩ thì các bộ Hanbok Hàn Quốc còn mang một ý nghĩa văn hoá sâu sắc của Hàn Quốc

Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc

Người Hàn Quốc có khoảng 60 nhạc cụ truyền thống và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc bao gồm loại đàn 6 dây “geomungo” và đàn 12 dây “gayageum”, cả hai loại nhạc cụ này đều xuất hiện khoảng từ thế kỷ thứ 6.
Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc được chia ra thành ba nhóm là đàn gió, đàn dây và bộ gõ đó là: kkwaenggwari (chiêng nhỏ), jing (chiêng lớn hơn kkwaenggwari), Janggu (trống có hình đồng hồ cát), và buk (trống). 

Kimchi và Bulgogi

Hai món ăn vô cùng nổi tiếng của Hàn Quốc đó là Kimchi và Bulgogi: Kimchi là món rau cải thảo muối cay, Bulgogi là thịt nướng được làm từ bất kì loại thịt nào, mặc dù thịt lợn và thị bò là 2 loại thường được dùng nhiều nhất. Gia vị là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của món bulgogi cũng như kimchi.

Dangcheong

Dangcheong là loại hình trang trí màu sắc trên các nóc nhà theo kiểu Hàn Quốc, những hình trang trí thể hiện giá trị nghệ thuật đích thực. Dangcheong gồm có năm màu chủ đạo là: đỏ, xanh, vàng, đen và trắng.
Dangcheong không chỉ dùng để trang trí mà mục còn có mục đích bảo vệ bề mặt tòa nhà và che đi những vết thô ráp trong chất liệu được sử dụng, cùng với đó thể hiện phẩm cấp và nhấn mạnh đặc điểm của tòa nhà hay đối tượng nào đó.

Tranh dân gian

Tranh dân gian Hàn Quốc gồm những tác phẩm mà dân thường thời xa thường dùng để trang trí nhà ở hoặc để thể hiện những mong ước về một đời sống hạnh phúc bền lâu. Tranh dân gian của Hàn Quốc được thể hiện đơn giản và ý nghĩ chất phác về cuộc sống êm đềm và bình dị. Các tác phẩm tranh dân gian của hàn Quốc thường pha trộn táo bạo, thể hiện phong cách cá tính riêng của người hoạ sĩ.

Nghệ thuật gấp giấy Hàn Quốc

Nghệ thuật gấp giấy thủ công Hàn Quốc đã có từ rất lâu đời và cũng sử dụng những loại giấy chất lượng tốt để tạo nên những chiếc hộp, giỏ, túi lưới, chiếc bát có nắp đậy, những chiếc bát lớn, bình và gạt tàn.
Những du khách đến du lịch Hàn Quốc thường gặp là đồ văn phòng phẩm, thảm chân, rèm, đệm, giày dép, bao đựng ống tên, bát mài mực, ấm trà, hộp thuốc súng, chậu rửa.
Trong nền văn hóa Hàn Quốc còn rất nhiều điều thú vị để chúng ta khám, bạn hãy theo dõi website tournhathan.vn để đón đọc những bài viết mới nhất. Biết đâu đó lại mang đến cho bạn nguồn cảm hứng muốn đi du lịch Hàn Quốc để khám phá những điều thú vị của đất nước vô cùng xinh tươi này.
Continue Reading

Những phong tục của người Hàn Quốc

Dù chịu sự ảnh hưởng lâu đời của văn hóa Nhật Bản và Trung quốc nhưng từ kiến trúc, trang phục đến lối sống người Hàn Quốc vẫn có nét đặc sắc riêng, những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời luôn được quan tâm, gìn giữ. Hãy cùng Du lịch Á Châu khám phá những phong tục của người Hàn Quốc để tránh gặp phải những rắc rối khi kết giao với họ nhé.

Những phong tục của người Hàn Quốc

Trang phục truyền thống

Trang phục truyền thống của Hàn Quốc là Hanbok, trang phục này màu sắc sặc sỡ rất đặc trưng, các đường kẻ đơn giản và không có túi. Hanbok ngày nay không được may chính xác theo như phong cách của triều đại Joseon mà đã có một số thay đổi để phù hợp với đời sống hiện đại.

Phong tục hàng năm

Trong suốt mấy nghìn năm, phong tục của người Hàn Quốc vẫn tính thời gian theo lịch âm. Trái với suy nghĩ của nhiều người, lịch âm luôn được điều chỉnh sao cho tương thích với lịch dương bằng phương pháp thêm ngày hay thêm cả một tháng vào một năm âm lịch hai lần trong năm năm. Điều này có thể được minh hoạ ở việc lịch dương được chia thành 24 phần bằng nhau (gọi là chol) mà các điểm cố định là xuân phân, thu phân và đông chí, hạ chí.
Khi cộng hay trừ đi một hoặc hai ngày, các điểm giao mùa này gần như trùng với ngày của dương lịch. Tuy nhiên với âm lịch thì lại khác. Chol quan trọng nhất tất nhiên là xuân phân, thu phân, hạ chí và đông chí, nhưng ipchun (lập xuân) được coi trọng hơn cả vì đó là điểm giao mùa đầu tiên trong năm và đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân. Ngày nay một số ngày nghỉ đặc biệt vẫn được tính theo âm lịch.

Phong tục về lối sống

Phong tục về lối sống của người Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình, tâm lý trọng nam cũng là tâm lý phổ biến ở Hàn Quốc.  
Trong giao tiếp thông thường, người ta thường chào nhau bằng cách cúi người hơi nghiêng so với trục thẳng đứng và gật đầu chào nhẹ nhàng. Cách này thường được dùng với người cùng đẳng cấp, bạn bè hoặc người quen.
Phong tục của người Hàn QUốc
Ngòai ra, đối với người lớn tuổi hoặc có địa vị cao trong xã hội, người ta thường thể hiện sự tôn trọng bằng cách đứng hai chân khép chặt vào nhau, cuối người thấp một góc 45 độ, hai tay nắm chặt và ép sát vào thân người. Cách này, thường phổ biến trong các công ty dùng cho nhân viên chào cấp trên, và ngay cả khi người được chào ở xa không nhận thấy người kia chào mình thì người chào vẫn cúi chào như một cách thể hiện sự tôn kính 

Phong tục trong dòng họ

Theo phong tục của người Hàn Quốc thì các thành viên trong họ tộc có mối quan hệ rất gắn bó với nhau. Luôn gắn bó với các nguyên tắc truyền thống là lấy gia đình làm trung tâm, gia đình đa thế hệ ở Hàn Quốc là nơi đầu tiên mà người ta hướng về khi họ gặp khó khăn. Lòng tôn kính tổ tiên là rất quan trọng đối với hệ thống gia tộc.
Những lễ nghi tưởng nhớ đặc biệt dành cho ông bà, cụ kỵ được tiến hành ngay tại nhà vào ngày giỗ của họ trong khoảng từ 1 đến 2 giờ sáng. Từ thế hệ thứ 5 trở đi, những lễ nghi như thế này được tổ chức một lần trong một năm vào ngày lễ Chusok, ngày rằm tháng tám hoặc một ngày đẹp đã được chọn trước. Vào những ngày này, con cháu đến bên mộ tổ để cúng bái. 
Nguồn: tournhatban.com
Continue Reading

Tìm hiểu về ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc Hanok

Những ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc Hanok được xây dựng với hình dáng và cấu trúc hài hoà với dáng vẻ tự nhiên nên mang đặc tính thiên nhiên và gần gũi với môi trường. Giờ đây, khi tham gia các tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ cùng công ty du lịch Á Châu các bạn có thể thấy những ngôi nhà Hanok được dùng để sáng tạo kiến trúc, làm nhà nghỉ, chùa, quán ăn,…

Tìm hiểu về Hanok - nhà truyền thống Hàn Quốc

Kiến trúc

Nhà truyền thống Hàn Quốc Hanok được thiết kế theo dạng kiến trúc phù hợp với địa hình và lũ, cùng với sự ảnh hưởng bởi theo tư tưởng Nho học. Hanok phù hợp với từng điều kiện, có thể nói dựa vào các khâu thiết kế của ngôi nhà này cũng sẽ làm nên những ngôi nhà có khả năng chịu được lũ và cơn địa chấn bất ngờ xảy ra.

Vật liệu

nhà truyền thống Hàn Quốc – Hanok
Nguyên vật liệu chủ yếu của những ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc là gỗ kết hợp với đất, đá và vật liệu tự nhiên, có thể tái chế và không gây ô nhiễm. Hanok có mái nhà riêng lát gạch, dầm bằng gỗ và đá xây dựng khối.

Cấu trúc của ngôi nhà Hanok

Bon dang – Khu nhà chính

Bon dang nằm ngay trung tâm ngôi nhà và là nơi chủ gia đình sinh sống. Nó bao gồm phòng khách, phòng nghỉ và nhà bếp. Đối với những ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc thì phòng khách chính là nơi quan trọng nhất và là không gian dành cho người phụ nữ chủ gia đình sinh sống, sinh con và đến lúc mất đi. Khu nhà chính cũng là nơi phụ trách quần áo và thực phẩm cho cả gia đình.

Sarang chae – Khu nhà dành cho khách

Đây là nơi dành cho người thân hay khách đến chơi nghỉ ngơi, được chia thành phòng Dae cheong và Sarang bang. Đôi khi chủ nhà cũng sống trong khu vực này.

An chae – Nhà biệt lập

Ở một số gia đình thượng lưu thời xưa còn có thêm một nhà biệt lập nằm ở phía sau khu nhà chính. Nếu dành cho người con gái chưa lấy chồng sống thì gọi là Chodang, cho người con trai chưa cưới vợ sống thì gọi là Seodang.

Haengrang chae – Không gian mở

Trong các ngôi nhà Hanok cổ luôn có những không gian mở tươi xanh, trong lành. Haengrang chae được bố trí ở khu vực gần cửa cổng ra vào. Có rất nhiều loại cây trồng ở đây để tạo không gian hoà hợp với thiên nhiên cho ngôi nhà.

Hệ thống sưởi

Mùa Đông ở Hàn Quốc rất lạnh nên dưới phòng nghỉ trong ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc Hanok người xưa đã thiết kế hệ thống Ondol. Ondol là hệ thống sưởi ấm duy nhất ở Hàn Quốc được tạo ra bằng cách đốt nóng một hòn đá lớn đặt phía dưới. Hơi nóng của nó lan toả khắp nơi và làm ấm toàn bộ sàn nhà của căn phòng. Trái lại, vào mùa hè thì sàn gỗ là nơi mát mẻ để nằm. Vườn cây phía trước nhà sẽ che bớt ánh nắng mặt trời và tạo bóng râm cho ngôi nhà.

Hình dạng theo tầng lớp xã hội

Cấu trúc của Hanok được phân loại theo tầng lớp xã hội. Điển hình yangban (tầng lớp trên) nhà với giwa (lát gạch mái nhà) nhấn mạnh không chỉ là chức năng của ngôi nhà, mà còn có giá trị nghệ thuật tuyệt vời. Mặt khác, các ngôi nhà của dân thường (cũng như một số yangban nghèo khó) với choga (tết mái nhà bằng rơm) đã được xây dựng một cách nghiêm chỉnh hơn chức năng. 
Continue Reading

Tìm hiểu về Tết cổ truyền Hàn Quốc

Tết cổ truyền Hàn Quốc trong tiếng Hàn gọi là Seollal, là ngày lễ lớn nhất trong năm thường đi kèm với 3 ngày nghỉ để gia đình thảnh thơi về thăm quê, quây quần cùng gia đình. Đây là một cơ hội thực sự tốt với những du khách có hứng thú tìm hiểu văn hóa truyền thống Hàn Quốc với nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian trên khắp đất nước.

Tìm hiểu Tết cổ truyền Hàn Quốc

Seollal – Tết cổ truyền Hàn Quốc thường kéo dài 3 ngày từ 30/12 cho đến hết ngày 2/1 âm lịch, đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất tại Hàn Quốc.
Seollal không chỉ đơn thuần chỉ là một ngày đánh dấu cho sự khởi đầu của một năm mới mà còn mang một ý nghĩa đặc biệt đối với người Hàn Quốc. Đây không chỉ là quãng thời gian để tưởng nhớ và tỏ lòng kính trọng với tổ tiên mà còn là thời gian cho mọi người đoàn tụ cùng gia đình. Vì vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn nhìn thấy mọi người mặc những bộ trang phục truyền thống Hàn Quốc hanbok đẹp mắt, hành lễ trước tổ tiên hoặc chơi trò chơi dân gian, ăn những món ăn truyền thống ngon lành, ngồi nghe kể truyện và chuyện trò thâu đêm.

Phong tục đón tết cổ truyền Seollal của người Hàn Quốc

Chuẩn bị

Ở Hàn Quốc, tất cả các gia đình đều hối hả mua sắm chuẩn bị cho ngày Seollal từ trước đó khoảng một tuần. Quà tặng cho ngày Tết ở Hàn Quốc phụ thuộc vào tình hình kinh tế và xu hướng năm đó. Mọi người có thể tặng nhau sâm, mật ong, các sản phẩm về sức khỏe, phiếu mát-xa. 

Ngày Seollal

Người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần vào buổi tối trước khi giao thừa, mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. 
Sau đó, các thành viên trong gia đình tụ họp và dâng đồ ăn và đồ uống lên tổ tiên. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ và sẽ đốt đi sau khi cúng.
Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa của Tết cổ truyền Hàn Quốc thường có tới hơn 20 món và cũng không thể trọn vẹn nếu thiếu món canh bánh gạo (tteokguk) – món canh mang ý nghĩa đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Canh được làm bằng cách nấu nhiều lát bánh gạo. Ngoài ra còn có các món khác như cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.
Khi cúng xong, các gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức đồ ăn. Món không thể thiếu trên bàn ăn vào ngày này đó là tteokguk. Mỗi một lần ăn tteokguk, trẻ em lại được thêm một tuổi. Vì thế, người ta có thể hỏi tuổi trẻ em là “đã bao lần cháu ăn tteokguk rồi?”

Lễ Seba

Con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Trẻ em sau khi làm động tác cúi đầu chào năm mới trước người lớn và chúc họ may mắn, chúng sẽ được người lớn thưởng tiền hoặc có khi là vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tùy thuộc vào tuổi, vị trí của chúng trong gia đình.
Tiếp sau đó mọi người sẽ đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc thăm các vườn hoa, cây cảnh, viếng chùa ngày xuân. Họ thường đến những nơi đã được xây dựng từ các triều đại cũ theo triết lý “thiên địa nhân hòa đồng” của đạo Lão.
Với các trẻ em trong những ngày Tết ở Hàn Quốc còn là dịp chúng được thỏa sức tham gia vào các trò chơi truyền thống được tổ chức ở các nơi công cộng như các trò chơi như kéo co, thả diều, bập bênh và yut-nori, một loại trò chơi trên ván gỗ dùng gậy.
Nguồn: tournhathan.com
Continue Reading

Tìm hiểu các ngày Tết ở Hàn Quốc

Cho đến nay quốc gia này vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp Á Đông đặc trưng của dân tộc Hàn mặc dù là nước công nghiệp phát triển mạnh và đã có những ảnh hưởng hiện đại hoá phương Tây. Một trong những nét đẹp đặc sắc đó là Tết cổ truyền Hàn Quốc

Các ngày Tết ở Hàn Quốc

Tết cổ truyền Hàn Quốc – Seollal

Tết cổ truyền Hàn Quốc Seollal là một trong những ngày lễ quan trọng nhất tại Hàn Quốc. Seollal thường kéo dài trong 3 ngày từ 30/12 cho đến hết ngày mùng 2/1 của năm mới.
Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống Hàn Quốc Hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất đề hành lễ thờ cúng tổ tiên.
Trong những ngày Tết ở Hàn Quốc, với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm nên nhà nào cũng treo Bok jo ri (cái xẻng bằng rơm dùng hốt thóc gạo rơi vãi) ngoài cửa. Niềm vui ngày Tết cổ truyền Hàn Quốc không thể trọn vẹn nếu thiếu bánh tteokguk (canh bánh gạo). Canh được làm bằng cách nấu nhiều lát bánh gạo với niềm tin sẽ đem lại nhiều may mắn trong tương lai.
Tết ở Hàn Quốc còn là dịp để trẻ em được thỏa sức tham gia vào các trò chơi dân gian tổ chức tại những nơi công cộng như: kéo co, thả diều, bập bênh, yutnori, tubo (ném mũi tên vào bình), jegichagi (đá cầu)… Hầu hết những trò chơi, lễ hội văn hóa trong ngày Tết cổ truyền Hàn Quốcđều dành cho trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ các em và du khách đều có thể tham gia một cách vui vẻ.

Tết Dương lịch

Tết dương lịch Hàn Quốc được tính từ thời khắc giao thừa giữa đêm 31/12 năm cũ dương lịch bước sang những giây phút đầu tiên của sáng ngày 1/1 năm mới, là một ngày đại lễ và được mọi người ưa chuộng, nhất là giới trẻ vì nó đến ngay sau Lễ Noel khiến cho mọi người đều hiểu rõ giá trị của những ngày nghỉ sau một năm làm việc và học tập căng thẳng. Tuy nhiên, Tết dương lịch không dài ngày, người ta thường chỉ có những hoạt động lễ hội và vui chơi vào hai ngày đầu năm mới, đến ngày mùng 3 mọi người lại tiếp tục các công việc thường ngày của một năm mới.
Nguồn: tournhathan.com
Continue Reading

Âm nhạc truyền thống Pansori Hàn Quốc

Pansori là một thể loại Âm nhạc truyền thống Hàn Quốc được truyền đạt qua giọng hát và tiếng trống và được biểu diễn với một sorikkun và một gosu.

Tìm hiểu về Âm nhạc truyền thống Pansori Hàn Quốc 

Những màn biểu diễn pansori thường được diễn ra tại các lễ hội văn hóa du lịch Hàn Quốc, ngoài ra, nó còn được diễn ra tại các sự kiện khác tùy vào kế hoạch biểu diễn riêng của sự kiện đó. Hàn Quốc cho rằng pansori là một phần rất quan trọng trong các di sản của quốc gia này. Cũng có một số quan ngại rằng văn hóa pansori có thể biến mất nếu bị thờ ơ và thiếu quan tâm trong thời kì hiện nay.
Pansori
Pansori là một hình thức nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc rất phổ biến trong thế kỷ 19, pansori kể những câu chuyện châm biếm cũng như những câu chuyện tình yêu. Một câu chuyện đầy đủ, hay được gọi là madang, thông thường khá dài và phải mất nhiều thời gian để hoàn thành trọn vẹn câu chuyện. Ví dụ đặc trưng nhất là màn biểu diễn “Song of Chunhyang” mất hơn tám giờ để hoàn thành mà không có các khoảng thời gian nghỉ ở giữa.
Trong một màn biểu diễn pansori, kwangdae sẽ đứng hát với một cây quạt được xếp lại cầm trong một bàn tay. Cây quạt sẽ được vẫy lên khi muốn nhấn mạnh những chuyển động của người hát và sẽ được xòe ra khi muốn thông báo sẽ chuyển cảnh. Khán giả cũng sẽ tham gia tạo ra những chuimsae trong quá trình biểu diễn, tương tự như tiếng kakegoe trong kịch Nhật Bản hay tiếng “Ole” trong các buổi biểu diễn flamenco. Pansori có nhiều phong cách hát khác nhau, như thể loại sopyonje “nữ tính” hơn của phía tây nam Hàn Quốc hay thể loại “nam tính” hơn là tongp’yonje.
Tại bất kì giai đoạn nào cũng có những nghệ nhân biểu diễn pansori được đông đảo công chúng biết đến và trở thành những ngôi sao của loại hình văn hóa này. Nhờ vào những nỗ lực của chính phủ để bảo tồn pansori, những người học tập và biểu diễn pansori thường được hỗ trợ khá tốt từ phía chính phủ, trong đó có việc tài trợ cho các màn biểu diễn pansori hay các sự kiện quảng bá truyền thống này.
Continue Reading

Đôi điều về âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

Âm nhạc truyền thống Hàn Quốc có những nét đặc trưng riêng tạo nên nét riêng biệt, hãy chuẩn bị sẵn sàng cùng chúng tôi tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống âm nhạc xứ sở kim chi nhé.

Văn hóa Âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

Trong khi thưởng thức âm nhạc truyền thống Hàn Quốc có thể tìm thấy một lịch sử đáng ghi nhớ cho nỗi buồn và đau đớn của người Triều Tiên.
Một ví dụ điển hình của âm nhạc Hàn Quốc chính thức là Jongmyo Shrine nghi lễ âm nhạc. Đây là âm nhạc mà là chơi cho các dịch vụ nghi lễ cho vị vua cũ và đã được bổ nhiệm một thế giới di sản phi vật thể của UNESCO.
Nếu âm nhạc là chính thức cho tầng lớp cầm quyền rồi ‘âm nhạc dân gian “là bài hát của những người đang cai trị. thể loại này bao gồm các pansori, một bài hát truyền thống của Hàn Quốctường thuật, mà đã được đặt tên theo một thế giới phi vật thể di sản UNESCO.
Nhưng ngay cả không có kỹ năng có thể hát những bài hát. Họ hát khi họ làm việc trong lĩnh vực lúa gạo hay, hát khi họ đã đi tắt người yêu của họ và hát khi cuộc sống của họ đã gặp khó khăn và nặng cho họ xuống. Các bài hát dân gian “có nghĩa là các bài hát dân gian. Do đó, bài hát dân gian là âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc được hát thường xuyên nhất . 
Âm nhạc truyền thống Hàn Quốc là đáng kể khác với những nơi khác. Trong âm nhạc phương Tây ví dụ, một trong những lưu ý bằng một nhịp. Trong mét của âm nhạc Hàn Quốc, tuy nhiên, là một trong những cụm từ được một hơi thở. Về cơ bản, đơn vị của lần cho nhịp điệu là khác nhau giữa Hàn Quốc và các nước khác. Thêm thú vị, không có dây dẫn cho âm nhạc Hàn Quốc. 
Các nhạc sĩ của một nhóm cá nhân phải đóng nhạc cụ của mình trong giai điệu với hơi thở của mình và với hơi thở của mình của đồng nghiệp. Hơi thở của nhịp điệu âm nhạc Hàn Quốc đoàn kết với phong trào. Nhạc truyền thống Hàn Quốc luôn luôn đi kèm với điệu nhảy và bài hát, tập trung phải được giao cho hơi thở của các nhạc sĩ. Các biểu thức Hàn Quốc điều chỉnh hơi thở ‘xuất phát từ khái niệm về nhịp điệu trong âm nhạc Hàn Quốc.
Hãy chọn lựa ngay cho mình một tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ để đến thưởng thức và trải nghiệm nét độc đáo âm nhạc truyền thống của quốc gia này nhé. 
Continue Reading

Khám phá cung điện gyeongbokgung

Cung Cảnh Phúc Gyeongbokgung được xây dựng từ năm 1395 và trở thành nơi hoạt động triều chính chính thức của các triều đại trong suốt lịch sử của vương triều Joseon, từ 1392 đến 1910. Cung điện Gyeongbokgung đã từng nhiều lần bị phá hủy do trải qua các cuộc chiến tranh xâm lược và thuộc địa của Nhật Bản.

Tìm hiểu về cung điện gyeongbokgung

Cung điện Gyeongbokgung bao gồm các khu hoạt động triều chính, khu sinh hoạt và nghỉ ngơi. Dọc theo trục chính của cung điện lấy cổng Gwanghwamun (광화문 – Quảng Hòa Môn) làm trung tâm, là Điện Cần Chính (근정전), nơi có ngai vàng của vua và là nơi thiết triều, nơi ở của vua và hoàng hậu. 

Quảng Hòa Môn

Cổng Quảng Hòa là cổng chính của cung điện Gyeongbokgung, chấn giữ phía Nam.
Là cổng chính nằm ở phía Nam của cung điện Gyeonbokgung, Quảng Hòa Môn được thiết kế với lớp mái hai tầng và 3 cửa tò vò, trong đó, cửa chính giữa và cao nhất là lối đi dành cho vua, và các cửa ở hai bên dành cho các quan lại. Trên mái có treo một quả chuông dùng để thông báo thời gian trong ngày. Phía ngoài cổng là Lục Bộ Lộ (육조거리) – Con đường có 6 Bộ, đại diện cho 6 cơ quan trong cơ cấu chính quyền thời Joseon, ngày nay là đại lộ Sejong.

Cần Chính Điện

Điện Cần Chính dùng làm nơi thiết triều và tiếp đón các sứ thần.
Là nơi thiết triều và diễn ra các hoạt động chính thức của triều đình, Điện Cần Chính (근정전) cũng là nơi vua đón tiếp các sứ thần ngoại bang. Cần Chính Điện là điện lớn nhất và cao nhất trongquần thể kiến trúc của cung điện Gyeongbokgung.

Khang Ninh Điện

Điện Khang Ninh là nơi vua nghỉ ngơi. Điện này nằm ngay phía sau Điện Cần Chính.
Điện Khang Ninh là nơi vua nghỉ ngơi
Là nơi nghỉ ngơi của vua, Điện Khang Ninh (강녕전) rộng 9 gian với gian chính điện rất rộng nằm chính giữa, các gian nhỏ có hệ thống sưởi sàn Ondol nằm ở hai bên, sàn lát ván gỗ, trước mặt là bậc đá xếp cao. Vua nghỉ ngơi ở gian chính điện.

Giao Thái Điện

Giao Thái Điện – Nơi nghỉ ngơi của hoàng hậu, nằm liền kề với Khang Ninh Điện, phía sau có một khu vườn nhỏ rất đẹp.
Giao Thái Điện – Nơi nghỉ ngơi của hoàng hậu
Là nơi nghỉ ngơi của hoàng hậu, Điện Giao Thái (교태전 trong tiếng Hán có nghĩa là sinh sôi, nảy nở. Phía sau điện có một khu vườn nhỏ rất đẹp tên là Amisan với các cột hình lục giác tô điểm bằng các hình lân phượng, chim chóc và hoa lá. Tương truyền rằng đất để nung những viên gạch xây nên cột này được lấy từ ao nơi có Lầu Khánh Hội đề cập bên trên.

Khánh Hội Lâu

Tọa lạc trên một ao sen nhân tạo cạnh hòn giả sơn có tên là Mansesan, Lầu Khánh Hội (경회루) là một trong những nơi đẹp nhất trong cung điện Gyeongbokgung và được lên phim ảnh như là biểu tượng của cung điện. Nơi đây thường được dùng làm nơi diễn ra các buổi yến tiệc thết đãi sứ thần ngoại bang hoặc các buổi đàn ca.
Lầu Khánh Hội – Nơi tổ chức các buổi thết đãi sứ thần ngoại bang và các buổi yến tiệc tiệc, đàn ca…
Lầu Khánh Hội – Nơi tổ chức các buổi thết đãi sứ thần ngoại bang và các buổi yến tiệc tiệc, đàn ca…
Lầu Khánh Hội nằm bên trái cung điện Gyeongbokgung theo hướng nhìn từ cổng Gwanghwamun vào. Lầu có kiến trúc hai tầng, tầng 1 được dựng lên bằng 48 cột đá, trang trí bằng các hình rồng và hoa. Đây là nơi dành cho các quan có phẩm hàm thấp tham dự các buổi yến tiệc. Vua và các quan lại có phẩm hàm cao sẽ ngồi ở tầng hai.

Bảo tàng Dân gian Quốc gia

Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc (국립민속박물관) là nơi trưng bày các vật dụng trong đời sống hàng ngày và văn hóa dân gian của người Hàn Quốc từ thời cổ đại đến nay.
Bảo tàng Dân gian Hàn Quốc nằm bên trong khuôn viên của cung điện Gyeongbokgung.
Bảo tàng Dân gian Hàn Quốc nằm bên trong khuôn viên của cung điện Gyeongbokgung.
– Giờ mở cửa: 09:00 ~ 18:00 hàng ngày (Tháng 3 ~ 10); 09:00 ~ 17:00 (Tháng 11 ~ 2). Đóng cửa vào ngày 1/1 hàng năm và Thứ Ba hàng tuần.
– Điện thoại: (+82) 02-3704-3114
– Website: nfm.go.kr

Bảo tàng Cố cung Quốc gia

Là nơi lưu trữ và tôn vinh văn hóa hoàng cung thời Joseon, Bảo tàng Cố cung Quốc gia (국립고궁박물관) được chia làm 5 khu vực chính: Các bản ghi và biểu tượng hoàng cung, Các hoạt động tôn giáo, Kiến trúc hoàng cung, Khoa học thời Joseon và Cuộc sống hoàng cung.
Bảo tàng Cố cung Quốc gia, nằm bên trong khuôn viên của Gyeongbokgung.
Bảo tàng Cố cung Quốc gia, nằm bên trong khuôn viên của Gyeongbokgung.
– Giờ mở cửa: 9:00 ~ 18:00 hàng ngày, đóng cửa vào thứ Hai hàng tuần.Trong bảo tàng có hướng dẫn bằng tiếng Anh, Nhật và Trung Quốc.
– Điện thoại: (+82) 02-3701-7500
– Website: gogung.go.kr

Nghi lễ đổi gác

Vào mùa đông các phiên đổi gác sẽ được thực hiện và thay đổi tùy vào tình hình thời tiết.
Vào mùa đông các phiên đổi gác sẽ được thực hiện và thay đổi tùy vào tình hình thời tiết.
Nghi lễ đổi gác tái hiện lại nghi lễ đổi gác của lính canh hoàng gia trong cung điện Gyeongbokgung, nghi lễ này bắt đầu được tái hiện từ năm 1996. Lễ đổi gác bắt đầu từ 10 giờ sáng hàng ngày, diễn ra trong vòng 15 phút và mỗi tiếng thực hiện một lần, phiên đổi gác cuối cùng thực hiện vào lúc 3 giờ chiều. Trong nghi lễ đổi gác, lính canh hoàng gia sẽ phục trang giống như thời Joseon thực hiện các nghi lễ và chụp ảnh miễn phí với khách du lịch.
Continue Reading